BV68: SỰ KỲ BÍ CỦA NHỮNG BỨC HOẠ CÁC VỊ THẦN – PHẬT TÂY TẠNG

Người Tây Tạng thường gọi những bức tranh vẽ về chủ đề Thần – Phật là Thangka. Dù đi đâu, họ chỉ cần treo Thangka trong lều, thậm chí trên cành cây, ánh sáng từ tôn giáo sẽ khiến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của họ được thay thế bằng những niềm tin lấp lánh, rực rỡ.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

Thangka có mối quan hệ mật thiết với số mệnh của người dân Tây Tạng. Đối với người còn sống mà nói, đó là thứ để cầu nguyện, lễ bái, khi người thân của họ qua đời sẽ căn cứ theo quẻ bói mà mỗi người mất sẽ có một bức Thangka nhất định, mang ý nghĩa phò tá, bảo vệ người mất trong hành trình ở cõi âm gian. Cũng có rất nhiều người nghèo không thể mua Thangka, nhưng đối với họ đây là một đồ vật không có gì xa lạ bởi mỗi một ngôi chùa tại đây đều treo Thangka trên tường.

Không có mô tả ảnh.

Bức Thangka nhỏ nhất chỉ có kích thước bằng lòng bàn tay, được vẽ trên giấy hoặc tấm da cừu; đường tạp lớn có thể đạt tới kích thước hàng chục, thậm chí hàng trăm mét vuông, có thể được thêu trên gấm; đây thường là báu vật được cất giấu tại những gia tộc cao quý. Thường thường những bảo vật này chỉ được mở ra khi chủ nhân chọn ngày tốt lành hay lễ cúng lớn trong gia tộc, khi nó được mở ra, thậm chí có thể che kín một mặt quả đồi, đây quả thật là một nghi lễ rất long trọng.

 

Người Tây Tạng gọi chung các họa sĩ Thangka là “lạp nhật ba”, có nghĩa là người vẽ các vị Phật hoặc các vị Thần. Trong đông đảo các người Tây Tạng, một số người đã được chọn ra để đảm nhiệm việc mô tả những điều vĩnh hằng. Họ thường là tu sĩ của các tu viện hoặc gia tộc lớn tổ truyền. Bản vẽ của Thangka thường tái hiện quá trình các vị Thần Phật đến thế gian và quay trở lại thiên quốc. Một mô hình cố định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì thế mà kết cấu của Thangka phải tuân thủ sự chính xác. Cho dù đó là một vị Phật mang tư thái trang nghiêm hay vẻ mặt uy mãnh, tất cả hình ảnh đều phải có tỷ lệ tương ứng, không được sửa đổi.

Không có mô tả ảnh.

Ngoài ra, tranh Thangka không chỉ vẽ về các vị Thần – Phật mà trong văn hóa vùng Himalaya còn có Thangka Mandala, theo thuật ngữ của Kim Cương Thừa, Mandala nghĩa là sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ, là vũ trụ, bao gồm vòng bên ngoài và phần trung tâm tinh túy tràn ngập tình yêu thương mà tâm điểm là trí tuệ.

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà

Tây tạng còn nhiều hơn thế những điều quý vị chưa biết ,hãy cùng Lantours tìm hiểu và trải nghiệm nha!