BV30: Sarnath – Vườn Lộc Uyển đệ tam thánh tích Phật gia
Vườn Lộc Uyển – Nơi Đức Phật chuyển pháp luân
Nơi đây có nhiều tên gọi khác nhau, Mrigadava có nghĩa là “vườn nai”; Isipatana là tên được sử dụng trong các kinh điển Pali, và có nghĩa là nơi vị thánh giáng phàm. Truyền thuyết nói rằng khi Đức Phật được sinh ra, Chư Thiên xuống thông báo cho 500 vị tiên nhân biết. Những vị tiên nhân thẩy hoa hồng vào trong không gian và biến mất và các di hài của họ thì rơi xuống đất. Một giải thích khác cho tên gọi Isipatana đã được gọi như vậy bởi vì các nhà hiền triết trên đường xuyên qua không gian (từ Hy Mã Lạp Sơn) xuống đây hoặc bắt đầu từ đây ở trên trời đáp xuống.
Ngài Huyền Trang trích dẫn trong (Tiền Sanh Truyện – Nigrodhamiga Jàtaka) giải thích cho nguồn gốc của vườn Lộc Uyển (Migadàya). Ông viết rằng Vườn Nai nguyên là khu rừng của vua Benares trong Tiền Sanh hiến cúng khu rừng nơi loài nai đi lang thang mà không bị quấy rày. Migadàya được gọi như vậy là vì loài nai được phép đi rong chơi ở đây mà không bị quấy rày.
Sarnath, từ chữ Saranganath, có nghĩa là “Chúa của loài Nai” và liên quan đến một câu chuyện cổ Phậtgiáo trong đó vị Bồ Tát là một con nai và đã hiến đời sống của mình cho vua giết ăn thịt thay vì con hưu cái sắp sửa bị giết. Nhà vua cảm động và bãi bỏ lệnh đó, vua đã biến công viên thành nơi trú ẩn cho loài nai. Công viên ngày hôm nay vẫn còn.
Kinh Phật viết rằng Đức Phật đi từ Bồ Đề Đạo Tràng tới Vườn Lộc Uyển (Sarnath) năm tuần sau khi Ngài giác ngộ. Trước khi Ngài giác ngộ Ngài đã bỏ cuộc sự hành xác nghiêm khắc và những người bạn, năm vị tu sĩ Kiều Trần Như, và Ngài đi Isipatana.
Sau khi Ngài chứng đạt quả vị Phật, Ngài rời Uruvela, du hành đến Isipatana tham gia và giảng cho họ. Ngài đến bởi vì, Ngài quán thấy chư vị sẽ nhanh chóng thông hiểu giáo lý. Trong khi du hành đến Sarnath, Đức Phật Gautama phải băng qua dòng sông Hằng. Không có tiền để trả cho người chở phà qua sông, Ngài đã đi băng qua giòng sông Hằng xuyên qua không gian. Khi Vua Bình Sa Vương (Bimbisàra) nghe điều này, vua bãi bỏ vị thu thuế cho các nhà tu khổ hạnh. Khi Đức Phật tìm thấy năm người bạn cũ, Ngài giảng cho chư vị, chư vị đã hiểu và đạt được giác ngộ. Tại thời gian này Tăng Già, tăng đoàn của những vị giác ngộ ra đời. Bài thuyết pháp đầu tiên Đức Phật giảng cho năm vị tỳ kheo là Dhammacakkappavattana Sutta là kinh Chuyển Pháp Luân. Trong ngày trăng rằm của tháng Asalha (tháng 5-6). Đức Phật sau đó Ngài cũng ở tại Vườn Lộc Uyển tại Tịnh Xá Mulagandhakuti trong suốt mùa mưa đầu tiên. Tăng Già phát triển được 60 vị (sau khi Yasa và những người bạn của mình xuất gia), Đức Phật đã gửi chư vị tỳ kheo du hành một mình khắp nơi để giảng dạy Phật Pháp. Tất cả 60 vị tỳ kheo đã đắc quả A la hán.
Có nhiều sự việc diễn ra với Đức Phật, ngoài sự việc giảng bài pháp đầu tiên tại Isipatana, đó là Yasa đến gặp Đức Phật và trở thành vị Alahan. Và cũng tại Isipatana, giới luật đã được thông qua cấm việc sử dụng loại dép làm bằng lá talipot. Một trường hợp khác khi Đức Phật ngự tại Isipatana, đến đó từ Ràjagaha, Ngài đặt một số giới luật ngăn cấm việc sử dụng một số các loại thịt, bao gồm cả thịt loài người. Trong khi Đức Phật ngự tại Isipatana, Ma Vương (Mara) đã hai lần đến gặp Đức Phật nhưng đã phải thất bại bỏ đi.
Tại đây ngài đã giảng về “Tứ Diệu đế”, do “Sinh, già, bệnh, chết” gây nên khổ, muốn diệt được khổ thì phải tìm nguyên nhân của khổ là bởi “Tham, sân, si …”, và sau đó phải diệt khổ bằng “Bát Chánh đạo”, đó là “Chánh Kiến, Chánh tư duy, Chánh niệm, Chánh ngữ, Chánh mệnh, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn và Chánh định”. Sau khi được nghe Phật thuyết pháp, cả năm anh em Trần Kiều Như đều tỏ ngộ và một lòng tu theo Phật. Năm vị đó trở thành năm người đệ tử đầu tiên của Đức Phật và cũng là những hạt nhân đầu tiên của Tăng già.
Vườn Lộc Uyển (Sarnath) nằm cách thành phố cổ Varanasi khoảng 10 km, là một địa phương vô cùng yên tĩnh. Vua A Dục, vị vua đã đưa Phật giáo lên đến thời kỳ hưng thịnh trên khắp lãnh thổ, đã đến Vườn Lộc Uyển vào khoảng năm 234 trước Công Nguyên và dựng lên ngọn tháp Dhamek, một tháp bảo lớn, ghi dấu nơi Đức Phật ngồi thuyết pháp. Tháp Dhamek có chiều cao 31,1 m, rộng 28,3 m, được dựng trên một nền đất cao, càng làm tôn lên vẻ uy nghiêm của ngôi tháp bảo. Từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 11 sau Công Nguyên, rất nhiều công trình kiến trúc Phật giáo cũng như tu viện đã được dựng lên ở đây, đưa vườn Lộc Uyển trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất trong suốt 1500 năm.
Tuy nhiên, dưới sụ tàn phá của lịch sử, ngày nay, Vườn Lộc Uyển chỉ còn lại là những tàn tích trải dài trên một vùng đất rộng lớn chỉ còn lại Tháp Dhamek uy nguy còn lại gần như nguyên vẹn.
– Tháp Dharmarajika là một trong số ít những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng. Phần còn lại của tháp Dharmarajika đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệuxây dựng trong thế kỷ thứ 18. Khi đó, ngọc xá lợi được tìm thấy trong tháp Dharmarajika. Những xá lợiđã được rải xuống giòng sông Hằng.
– Tháp Chaukhandi là nơi kỷ niệm Đức Phật gặp gỡ các đệ tử của mình lần đầu, ngày tháng ghi vào thế kỷ thứ 5 hoặc sớm hơn và sau đó được nâng cao do việc thêm vào một toà tháp tám cạnh của Hồi giáo. Trong những năm gần đây tháp Chaukhandi đang được phục hồi.
– Tàn tích của tịnh xá Mulagandhakuti đánh dấu nơi Đức Phật an cư trong mùa mưa; Tịnh xá Mulagandhakuti hiện nay là một tu viện được xây vào năm 1930 của Sri Lanka Mahabodhi Society, với những bức tranh tường tuyệt đẹp. Đằng sau tu viện là Vườn Nai (những con nai vẫn còn được nhìn thấy nơi đây)
– Trụ đá của vua A Dục (Ashoka) được dựng lên tại đây, cấu trúc nổi nguyên thủy bởi “Đầu con sư tửcủa vua A Dục) (được trình bày tại viện bảo tàng Sarnath), đã bị bể trong quá trình xâm chiếm của người Hồi, nhưng cột trụ vẫn còn đứng ở vị trí nguyên thủy.
– Viện bảo tàng Sarnath Archeological nổi tiếng với đầu sư tử của vua A Dục, kỳ diệu còn tồn tại với 45 foot cao từ mặt đất đã trở thành tượng trưng quốc gia của Ấn Độ và là biểu tượng trên lá cờ của người Ấn Độ. Viện bảo tàng cũng nổi tiếng về tôn tượng Đức Phật Chuyển Pháp (Dharmachakra-posture.)
– Ngoài ra còn có một cây Bồ Đề được chiết nhánh từ cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Lịch sử Sarnath đã được biết đến từ rất xa xưa, thuở đức Phật Thích Ca còn là vị Bồ tát hóa thân tu tập trong loài nai nơi khu rừng hoang dã. Sarnath còn được biết đến qua Kinh tạng, đó là nơi thiêng liêngmà chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều chọn nơi đây làm chiếc nôi của Phật giáo để khai sinh giáo pháp giác ngộ, cứu khổ độ sanh. Thánh tích Sarnath cũng được biết qua huyền thoại về 500 vi Phật nhập Niết-bàn giữa hư không bỏ lại xác thân tứ đại ở nơi này với bảo tháp tưởng niệm. Sarnath lại được biết sẽ là nơi thiêng liêng đón chào đức Phật Di Lặc chuyển pháp luân, thiết lập Long Hoa hội sau này, vì cũng chính tại thánh địa này, đức Phật Thích Ca đã thọ kí Ngài sẽ thành Phật hiệu là Từ Thị Như Lai. Không những thế thánh tích Sarnath càng được nổi danh hơn vì vùng đất này tọa lạc trong một địa danh nổi tiếng nhất của Ấn Độ, đó là vương thành Banares (Ba-la-nại), thành phốVanarasi nằm bên cạnh sông Hằng, dòng sông thiêng liêng và huyền bí nhất của người dân xứ Ấn. Thành phố Vanarasi được mệnh danh là thành phố tâm linh, là Kinh đô ánh sáng, là trung tâm của tư tưởng và học thuật cao nhất của Ấn Độ. Hơn thế nữa, thành phố này cũng là trung tâm thương mại, mà nổi tiếng nhất là mặt hàng tơ lụa. Tơ lụa ở Banares nổi danh cả thế giới và đã hình thành con đường tơ lụa xuất khẩu tơ lụa đến mọi nơi trên thế giới từ mấy ngàn năm đến tận bây giờ. Khi hành hương chiêm bái các thánh tích của Phật giáo, một học giả gốc Việt, sinh sống tại Châu Âu có viếng thăm thành phố này đã nhận xét rằng: “Trên thế giới có những thành phố cổ như Theben ở Ai-cập, Ninive hay Babylon ở Ba Tư. Chúng thành hìnhcả ngàn năm trước công nguyên, thậm chí 1700 năm như Babylon, kinh đô rực rỡ một thời của miền Trung Á. Thế nhưng về mặt cổ xưa, các thành phố đó lu mờ trước Varanasi, thành phố xuất hiện khoảng 3000 năm trước công nguyên.
Bài viết có tham khảo tư liệu từ thư viện hoa sen