BV60: Con đường tơ lụa – Hành trình huyền thoại vinh quang và bi tráng

Con đường tơ lụa là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng từ hàng ngàn năm nối châu Á với châu Âu (nối liền phương Đông và phương Tây). Con đường này bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) và đi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường này cũng đi tới cả Triều Tiên và Nhật Bản. Tổng chiều dài của con đường tơ lụa là khoảng 4000 dặm (tương đương 6437 km).

Bản đồ mô tả Con đường tơ lụa

Bản đồ mô tả lại Con đường tơ lụa

Ban đầu, vào năm 138 TCN, nhằm mục đích tìm kiếm đồng minh trong cuộc chiến chống lại quân Hung Nô, Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi sứ sang các nước ở phương Tây. Tuy nhiên, Trương Khiên đã thất bại trong việc tìm kiếm đồng minh nhưng bù lại, ông đã thành công trong việc tìm ra con đường thông thương và giao lưu văn hóa. Đó chính là khởi nguồn của Con đường tơ lụa. Sau đó, con đường tơ lụa dần được hình thành và phát triển, những thương nhân người Trung Quốc đã mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu,… tới Ba Tư và La Mã, đồng thời các thương nhân phương Tây cũng mang các sản vật đặc trưng sang Trung Hoa để buôn bán. Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và quý tộc phương Tây rất ưa chuộng vải lụa, đến mức họ sẵn sàng cân lụa lên và đổi chỗ lụa bằng đúng cân nặng của số vàng mà họ dùng để trao đổi.

Các thương nhân mua bán và trao đổi hàng hóa

Hình ảnh các thương nhân trao đổi và buôn bán hàng hóa

Tuy nhiên, qua thời gian và dòng chảy của lịch sử, con đường tơ lụa cũng chịu sự ảnh hưởng của chính trị. Vào thế kỷ thứ 3, khi nhà Hán suy vong, chiến tranh xảy ra liên miên, đặc biệt là trong thời kỳ Tam Quốc, con đường tơ lụa đã bị đình lại. Mãi cho đến khi nhà Đường được thành lập và trở nên hưng thịnh, con đường tơ lụa mới được phát triển trở lại. Nhà sư Huyền Trang nổi tiếng thời nhà Đường cũng đã từng đi chính con đường này trên hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh. Đến thế kỷ thứ 10, khi nhà Đường bị lật đổ, con đường tơ lụa cũng dần bị suy thoái và trở thành huyền thoại trong giới thương nhân.

Thành cổ Samarkand

Thành cổ Samarkand – Một điểm giao thương quan trọng trên Con đường tơ lụa

Trong những chuyến khảo cổ, người ta đã tìm ra được khoảng hơn 50.000 cổ vật nằm rải rác dọc trên Con đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá chứng minh sự tồn tại của con đường này. Bất chấp những điều đó, vẫn còn rất nhiều người hoài nghi về sự tồn tại của Con đường tơ lụa. Chỉ sau khi 2 cha con nhà thám hiểm Niccolo Polo và Marco Polo trở về từ phương Đông thì người ta mới bắt đầu tin rằng con đường huyền thoại này là có thật.

Chân dung nhà thám hiểm Marco Polo

Chân dung nhà tham hiểm Marco Polo

Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên “Con đường tơ lụa” sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối thông thương và giao lưu văn hóa giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây.

Đoàn thương nhân rong ruổi trên sa mạc

Hình ảnh đoàn thương nhân rong ruổi trên sa mạc

Hình ảnh có liên quan

Nguyệt Nha Tuyền – Ốc đảo xinh đẹp và là điểm dừng chân lý tưởng trên Con đường tơ lụa

Hình ảnh có liên quan

Thành cổ Đôn Hoàng – Nơi dừng chân của các đoàn thương nhân Trung Hoa trước khi bắt đầu cuộc hành trình trên con đường huyền thoại

Kết quả hình ảnh cho Gia Dục Quan

Gia Dục Quan – Cửa ải đầu tiên của các thương nhân phương Tây trước khi đặt chân vào Trung Hoa

 

Hãy cùng Lantours khám phá và trải nghiệm theo cách riêng của bạn trên hành trình chinh phục “Con đường tơ lụa” huyền thoại.

– Chặng 1: Tây An – Lạc Dương – Trịnh Châu – Khai Phong

– Chặng 2: Cam Túc – Đôn Hoàng

– Chặng 3: Nội Mông – Đại thảo nguyên đầy nắng và gió

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Lantours – 024.39351435 – 22466110; Mr. Quân – 024.22466114

#NguDaiPhatSon #silkroad #tibet #bhutan #taytang #dulichtaytang#checkintheworld #himalaya #hi_ma_lap_son #lantours www.lantours.vn